Banner vietphatvti

Du Học Đức 2024: Thông tin từ A-Z

Bạn mong muốn có cơ hội du học Đức 2024 -2025, bạn muốn học tập và sinh sống trong một đất nước có nền giáo dục hiện đại nhất thế giới, cũng như có cơ hội tìm hiểu về văn hóa và còn người tại xứ sở này. Song bạn lại đang lo lắng về vấn đề thủ tục, điều kiện và thông tin như thế nào để có cơ hội trở thành một du học sinh Đức. Cũng như ngày nay thông tin về du học ngày càng trở nên tràn lan và không được kiểm chứng dẫn đến các bạn trở nên hoang mang.

Chính vì vậy mà dưới đây là bài viết giải đáp tất cả các thông tin, điều kiện cũng như hồ sơ về du học Đức mới nhất 2024 chính thống mà chúng mình đưa ra, nhằm giúp các bạn hiểu rõ cũng như có một quá trình chuẩn bị đầy đủ để sẵn sàng chinh phục ước mơ đặt chân đến đất nước được mệnh danh là “ Trái tim của Châu Âu nhé

1. Lý Do Nên Du Học Đức

Lý do nên u học đức 2024

Tại sao nên du học Đức? Có nên du học Đức không? Đây hẳn là câu hỏi của rất nhiều bạn khi đang phân vân chọn nước để đi du học của mình. Có rất nhiều lý do được đưa ra như Nền giáo dục của nước Đức được đánh giá chất lượng cao hàng đầu thế giới, miễn học phí, có nhiều ngành học, bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới hay có thể học đai học, cao học bằng tiếng Anh.

1.1 Hệ thống giáo dục đại học Đức uy tín và chất lượng

Hệ thống giáo dục Đức nổi tiếng với chất lượng đào tạo cao và sự chú trọng vào sự phát triển toàn diện của sinh viên. Các trường đại học ở Đức thường xuyên đạt các vị trí cao trong các bảng xếp hạng quốc tế, mang lại danh tiếng cho sinh viên quốc tế.

Nền giáo dục đại học của Đức có những đặc điểm nổi bật giúp nó đứng trong số các hệ thống giáo dục trên thế giới. Dưới đây là một số điểm quan trọng:

  1. Chất Lượng Đào Tạo Cao: Các trường đại học Đức thường xuyên đạt vị trí cao trong các bảng xếp hạng quốc tế về chất lượng đào tạo và nghiên cứu. Ví dụ trường Đại học Mannheim – Top 200 thế giới Quản Trị Kinh Doanh theo QS World University Rankings hay Technische Universität München (TUM) -Top 50 thế giới cho Kỹ thuật và Công nghệ theo QS Ranking.
    Xem thêm bài viết danh sách trường đại học đức nổi tiếng trên thế giới 
  2. Hệ Thống Đào Tạo Phong Phú: Cung cấp một loạt các chương trình đào tạo và chuyên ngành, từ nghệ thuật đến kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của sinh viên.
  3. Chú Trọng vào Nghiên Cứu và Phát Triển: Trường đại học Đức thường có những cơ sở nghiên cứu và phòng thí nghiệm hiện đại, thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển công nghệ mới.
  4. Hệ Thống Đào Tạo Nghề Nghiệp Mạnh Mẽ: Cung cấp các chương trình đào tạo nghề nghiệp chất lượng cao, kết hợp lý thuyết với thực tế và nhu cầu thị trường lao động.
  5. Hợp Tác Mạnh Mẽ với Doanh Nghiệp: Các trường thường có mối quan hệ mạnh mẽ với doanh nghiệp và công ty, tạo cơ hội thực tập và liên kết nghề nghiệp cho sinh viên.
  6. Đào Tạo Ngoại Ngữ: Học sinh thường có cơ hội học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, giúp họ thích ứng với môi trường quốc tế và nhu cầu toàn cầu.
  7. Sự Đa Dạng và Quốc Tế Hóa: Các trường thường khuyến khích sự đa dạng và quốc tế hóa, có chương trình học quốc tế và kích thích sự giao lưu văn hóa.
  8. Chất Lượng Giáo Viên và Phương Pháp Giảng Dạy: Giáo viên được đào tạo kỹ lưỡng và thường áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, tạo điều kiện cho sự hiểu biết sâu rộng của sinh viên.
  9. Hỗ Trợ Sinh Viên: Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên, từ tư vấn học vụ đến hỗ trợ về tâm lý, giúp họ vượt qua những thách thức trong quá trình học.
  10. Thuận Lợi Cho Sinh Viên Quốc Tế: Các chương trình học bằng tiếng Anh và chính sách hỗ trợ đặc biệt dành cho sinh viên quốc tế, tạo môi trường học tập thuận lợi.
  11. Môi Trường Xã Hội và Văn Hóa: Nền giáo dục Đức giúp sinh viên hòa mình vào một môi trường xã hội và văn hóa phong phú, đa dạng.

Những đặc điểm nổi bật này đóng góp vào việc làm cho nền giáo dục đại học Đức trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho sinh viên quốc tế. Xem thêm bài viết về hệ thống giáo dục Đức 

1.2. Miễn 100% học phí hoặc học phí thấp tùy vào chương trình học

Hầu hết các trường đại học Đức đều không thu học phí của sinh viên hoặc học phí thấp nên dù gia đình bạn không có điều kiện cho lắm thì bạn vẫn có thể đi du học Đức

Dưới đây là một số thông tin tổng quan về học phí đại học ở Đức:

  1. Trường Công Lập: Đa số các trường công lập ở Đức có hệ thống học phí thấp hoặc không phải đóng học phí cho sinh viên từ các quốc gia EU và EEA 
  2. Trường Tư Nhân: Các trường tư nhân có thể đặt học phí và mức học phí có thể cao hơn so với các trường công lập. Một số trường tư có thể cung cấp các chương trình chất lượng cao và chú trọng đặc biệt vào các môi trường học tập và nghiên cứu.
  3. Các Khoa và Chuyên Ngành Cụ Thể: Một số chương trình đào tạo chuyên sâu và nâng cao có thể áp dụng học phí.
  4. Các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh thường có khả năng đặt học phí cao hơn so với các chương trình bằng tiếng Đức.

Sinh Viên Quốc Tế: Đối với sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên không đến từ các quốc gia EU và EEA, có thể phải đối mặt với việc trả học phí. Mức học phí cho sinh viên quốc tế thường dao động tùy thuộc vào chương trình và trường.

Lưu ý rằng thông tin về học phí có thể thay đổi và cụ thể hơn tùy thuộc vào trường, chương trình và năm học cụ thể. Để biết thông tin chi tiết và cập nhật nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với trường đại học mà bạn quan tâm hoặc kiểm tra trang web chính thức của Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức (BMBF).

Dưới đây là một ví dụ cụ thể về học phí cho sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên châu Á, theo chuyên ngành kỹ thuật tại đại học München – Technische Universität München (TUM):

TUM có chính sách không đặt học phí cho sinh viên quốc tế trong nhiều chương trình đại học. Tuy nhiên, có một khoản phí học phí quốc tế là khoảng 129.40 EUR (~150 USD) mỗi học kỳ, và phí đăng ký khoảng 128 EUR (~150 USD).

Những khoản phí này có thể biến động và cần kiểm tra thông tin cụ thể trên trang web của trường: https://www.tum.de/

1.3. Ngôn ngữ học tập bằng tiếng Đức và tiếng Anh

Đức là một trong những quốc gia có nền giáo dục cao cấp phát triển và thu hút sinh viên quốc tế. Nhiều trường đại học tại Đức cung cấp các chương trình đào tạo bằng cả tiếng Đức và tiếng Anh để thuận tiện cho sinh viên quốc tế. Dưới đây là một số điều quan trọng bạn cần biết:

– Học Bằng Tiếng Đức: Nếu bạn muốn du học bằng tiếng Đức, bạn cần có trình độ tiếng Đức tương đương với các yêu cầu của trường. Trình độ tiếng Đức thường được chứng minh thông qua các kỳ thi như TestDaF hoặc DSH. Các chương trình học bằng tiếng Đức thường phù hợp cho những sinh viên muốn học chuyên sâu trong môi trường ngôn ngữ Đức và có kế hoạch làm việc tại Đức sau khi tốt nghiệp.
– Học Bằng Tiếng Anh
: Nhiều trường đại học ở Đức cung cấp các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, đặc biệt là ở các chương trình sau đại học và các chương trình tiến sĩ. Sinh viên không cần chứng minh trình độ tiếng Đức nếu họ chọn chương trình tiếng Anh. Đối với các chương trình tiếng Anh, sinh viên thường cần chứng minh trình độ tiếng Anh qua các kỳ thi như IELTS, TOEFL hoặc các bằng chứng khác.

– Sự Kết Hợp Cả Hai Ngôn Ngữ: Một số trường có các chương trình kết hợp, nơi sinh viên có thể chọn học các môn bằng cả tiếng Đức và tiếng Anh, tùy thuộc vào sở thích và mục tiêu cá nhân.

Trước khi quyết định du học tại Đức, hãy xem xét kỹ các chương trình, yêu cầu đầu vào, và môi trường học tập để đảm bảo chúng phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và sở thích cá nhân của bạn.

1.4. Phù Hợp Với Các Bạn Học Lực Trung Bình Khá

Tiếng Đức cũng là một trở ngại lớn với sinh viên nước ngoài. Vào đại học tất nhiên giảng viên sẽ coi bạn như người bản xứ. Tốc độ giảng rất nhanh và các bạn sẽ choáng ít nhất trong 1-2 năm đầu. Có nhiều sinh viên Việt Nam học đến 7-8 năm mới xong. Có người thi không được 1-2 môn phải chuyển ngành học lại từ đầu. Có người phải bỏ dở đại học sang làm việc khác như làm nhà hàng, làm móng tay… Do vậy nếu chỉ có lực học trung bình thì du học nghề Đức là một lựa chọn an toàn và thông minh với nhiều bạn.

1.5. Cơ Hội Định Cư Vĩnh Viễn

Thông thường sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có 18 tháng để tìm việc. Du học sinh cần 5 năm đi làm đóng thuế đầy đủ thì có thể nộp đơn xin thẻ định cư vô thời hạn tại Đức. Tuy nhiên, thời gian này có thể rút xuống còn 2 năm tùy theo ngành nghề cụ thể. Theo luật định cư Đức, du học sinh nước ngoài cần đi làm thuê hoặc tự đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề liên quan đến ngành đã học ở bậc đại học, sau 2 năm có quyền xin cấp giấy phép định cư vĩnh viễn ở Đức. 

Dưới đây là danh sách các điều kiện cụ thể để có thể xin cấp thẻ định cư dài hạn – unbefristete Niederlassungserlaubnis:

– Đã có giấy phép cư trú hợp pháp

– Không hưởng trợ cấp xã hội hay thất nghiệp

– Đã đóng đủ 5 năm thuế, tương đương với 60 tháng hưu trí.

– Không phạm tội ở Đức

– Có trình độ tiếng Đức tối thiểu B1

– Có đủ điều kiện về nhà ở như diễn tích nhà tối thiểu là 12m2 trên 1 người.

– Lệ phí xin giấy phép định cư trung bình là 113euro. 

2. Du học Đức cần bao nhiêu tiền?

How to Apply to University in Germany as an International Student

 

2.1. Học Phí Tại Đức

Khi chọn du học Đức, điều lợi đầu tiên bạn nhận thấy là không cần chi trả học phí. Điều này rất khó xảy ra với các nước Châu Âu khác như Anh, Pháp… Từ tháng 10/2014, hầu hết tất cả các chương trình học bậc cử nhân ở Đức được miễn học phí cho các hệ thống trường công lập, chi phí được hỗ trợ hoàn toàn bởi nhà nước, chính phủ và các chính quyền liên bang.

  • Trong quá trình học bạn chỉ cần chi trả một số ít phí về tài liệu học tập hoặc các khoản sinh hoạt trong trường khác như chi phí quản lý, chi phí sử dụng nhà ăn, ký túc xá, vé xe sinh viên dao động khoảng €150 đến €250.
  • Chi phí du học Đức của bạn sẽ được giảm đi một phần nếu bạn chọn học bậc cử nhân ở đây, thông thường trước đây nếu đóng học phí thì chi phí đó là khoảng €500/ học kì. Tuy nhiên, nếu bạn chọn học ở các trường đại học tỉnh lẻ, hoặc trường tư ở Đức thì bạn cũng phải đóng học phí, và mức học phí tùy theo chính sách của mỗi trường.
  • Một số trường tư thục có mức học phí khoảng €20000/năm học. Nếu bạn du học Đức sau đại học cho chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ, thì học phí vẫn đóng bình thường nhé.

2.2. Phí Sinh Hoạt Tại Đức

Chi phí sinh hoạt các thành phố ở Đức tuỳ vào từng bang khác nhau mà chi phí sinh hoạt hàng tháng sẽ có sự chênh lệch. Ví dụ nếu bạn chọn sống tại các thành phố lớn như Hamburg, Düsseldorf, Köln, Frankfurt, München thì chi phí cho nhà ở sẽ cao hơn so với các thành phố vừa và nhỏ.

Nhà ở tại các bang Tây Đức cũng có phần cao hơn so với các thành phố ở Đông Đức. Tuy nhiên, ở các thành phố lớn mức lương của bạn được nhận khi học nghề hay sau khi tốt nghiệp dĩ nhiên cũng cao hơn. Ngoài ra cơ hội tìm việc làm thêm ở các thành phố lớn cũng dễ dàng hơn.

Mặc dù dù bạn học ở bang nào thì bạn cũng sẽ có những khoản chi bắt buộc như sau:

  • Sinh hoạt phí ở Đức (tiền thuê nhà, ăn uống, quần áo, sách vở, điện thoại,…)
  • Tiền học phí
  • Chi phí tàu xe (đối với các bạn học nghề sẽ được mua vé xe theo kì học với giá ưu đãi)
  • Bảo hiểm y tế

Theo yêu cầu của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam cũng như Sở Ngoại kiều tại Đức, Du học sinh cần chứng minh khả năng tài chính cho thời gian lưu trú, hiện nay tối thiểu là 861 EUR/ tháng. Trung bình một sinh viên nước ngoài du học tại Đức sẽ chi khoảng 850 EUR một tháng (theo study-in.de). Tuy nhiên, thực tế các bạn sinh viên Việt Nam sang Đức du học chỉ chi tiêu trung bình khoảng 500 – 700 EUR/ tháng.

3. Điều Kiện Du Học Đức

Để có cơ hội được đào tạo trong môi trường chất lượng và tiên tiến và trải nghiệm cuộc sống người phương tây như ở Đức thì các bạn trẻ cần thỏa mãn các yêu cầu của một du học sinh Đức. Sau đây là điều kiện du học 2024 tại Đức mới nhất

  • Điều kiện học dự bị: Học sinh tốt nghiệp THPT Quốc Gia với 6 môn thi Toán Văn Anh + tổ hợp thi Tự nhiên hoặc xã hội với tổng điểm tối thiểu 36 điểm, không môn nào dưới 4 và trong đó 4 môn >= 6 điểm, đỗ 1 trường ĐH chính quy.
  •  Điều kiện học Đại học: hoàn thành 2 năm hoặc 4 kỳ học ĐH sẽ vào năm nhất ĐH Đức
  •  Điều kiện học Master: Tốt nghiệp Đại học chính quy tại Việt Nam với điểm GPA trên 7.0

 

3.1 Dự bị đại học (Studienkolleg)

Trước khi được chấp nhận vào một trường đại học tại Đức, các bạn học sinh chuẩn bị tốt nghiệp cấp 3 hoặc phụ huynh đang quan tâm đến du học Đức cần biết về quy trình “Thi đánh giá chất lượng tương đương” (Feststellungsprüfung – FSP).

Đối với các bạn đã tốt nghiệp trung học phổ thông tại Việt Nam và đã trúng tuyển vào hệ chính quy của một trường đại học tại Việt Nam, việc tham gia Feststellungsprüfung là bước tiếp theo để được xem xét vào các trường đại học tại Đức.

Các trường dự bị đại học tại Đức (Studienkolleg) cung cấp các chương trình chuẩn bị cho kỳ thi Feststellungsprüfung này.

Lưu ý rằng, kỳ thi Feststellungsprüfung cho một trường đại học (Universität, Technische Universität) có thể khác biệt so với kỳ thi Feststellungsprüfung cho một trường đại học chuyên sâu vào khoa học ứng dụng (Fachhochschule).

Để được nhập học tại Trường Dự bị Đại học, các sinh viên mới cần phải tham gia vào một kỳ thi đầu vào nhằm chứng minh khả năng học chương trình bằng tiếng Đức. Quá trình này là cơ hội để sinh viên chứng minh kỹ năng ngôn ngữ của họ và sẵn sàng tiếp cận nội dung học thuật bằng tiếng Đức. Nếu cần thi, sinh viên có thể thi lại kỳ thi một lần, và ở một số trường, họ được phép thi lại một lần nữa để cải thiện kết quả của mình. Đối với những sinh viên cần chuẩn bị cho kỳ thi lần thứ hai, một số trường cung cấp các khóa học chuẩn bị cấp tốc, giúp họ nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Trong suốt thời gian học tại Trường Dự bị Đại học, sinh viên sẽ được coi là sinh viên chính thức của Trường Đại học g mà Trường Dự bị Đại học liên kết với. Họ sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ bởi các giáo viên có kinh nghiệm, đồng thời tiếp cận các tài liệu và tài nguyên giáo dục phong phú. 

3.2 Điều kiện du học đại học Đức

Điều kiện học Đại học tại Đức được cập nhật như sau:

  1. Bằng Tốt nghiệp Trung học Phổ thông (THPT) cùng với Kết quả thi Kỳ thi Tốt nghiệp THPT cho phép Học sinh chuyển vào Dự bị Đại học dựa vào tổ hợp tự chọn đã thi, khi thỏa mãn các điều kiện sau:

    • Trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT phải thi các môn thi độc lập: Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ cùng với một tổ hợp tự chọn “tổ hợp Khoa học Xã hội” hoặc “tổ hợp Khoa học Tự nhiên” bao gồm ba môn thi.
    • Trung bình của sáu môn thi phải đạt ≥ 6,5 điểm và không môn thi nào < 4,0 điểm.
  2. Bằng Tốt nghiệp THPT cùng với việc hoàn thành thành công một năm học Đại học cho phép Sinh viên chuyển vào Dự bị Đại học trong cùng Ngành hoặc nhóm Ngành liên quan đã học Đại học tại Việt Nam, khi:

  3. Bằng Tốt nghiệp THPT cùng với việc hoàn thành thành công hai năm học Đại học cho phép Sinh viên chuyển thẳng vào năm thứ nhất một Trường Đại học tại Đức trong cùng Ngành hoặc nhóm Ngành liên quan đã học Đại học tại Việt Nam, khi 2 năm Đại học đó được đào tạo theo một chương trình hệ chính quy của Việt Nam.

  4. Bằng Tốt nghiệp THPT cùng với việc hoàn thành thành công hai năm học Đại học cho phép Sinh viên được chuyển vào Dự bị Đại học, khi:

    • Muốn học một Ngành thuộc nhóm Ngành khác với Ngành đã học Đại học tại Việt Nam và
    • Hai năm Đại học đó được đào tạo theo một chương trình hệ chính quy của Việt Nam.
  5. Bằng Tốt nghiệp THPT cùng với Chứng chỉ DSD I hoặc DSD II cho phép Học sinh được chuyển vào Dự bị Đại học cho mọi Ngành, khi thỏa mãn các điều kiện sau:

    • Trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT phải thi các môn thi độc lập: Ngữ Văn, Toán và Ngoại ngữ cùng với một tổ hợp tự chọn “tổ hợp Khoa học Xã hội” hoặc “tổ hợp Khoa học Tự nhiên” bao gồm ba môn thi.
    • Trung bình của sáu môn thi phải đạt ≥ 6,5 điểm và không môn nào < 4,0 điểm.
    • Có Chứng chỉ DSD I hoặc DSD II được cấp bởi KMK.
    • Có xác nhận của Điều phối viên DSD.

Để đáp ứng điều kiện học Đại học tại Đức, Học sinh, Sinh viên thuộc mục (1.) đến mục (4.) sẽ cần phải nộp Chứng nhận hoặc Chứng chỉ APS của Bộ phận Kiểm tra Học vấn thuộc Đại sứ quán Đức Hà Nội. Các điều kiện này có hiệu lực từ kỳ mùa đông 2024/25.

3.3 Điều kiện học cao học Đức

Yêu cầu cơ bản để được học cao học tại Đức là phải tốt nghiệp Đại học. Tuy nhiên để tìm được ngành và trường học cao học phù hợp các bạn cần lưu ý 6 điểm sau:

  1. Tốt nghiệp Đại học Ngành phù hợp: Sinh viên cần có bằng tốt nghiệp Đại học trong ngành liên quan đến chương trình Cao học mà họ muốn theo học.

  2. Điểm Tốt nghiệp Đại học: Điểm trung bình của tốt nghiệp Đại học cũng là một yếu tố quan trọng, thường yêu cầu từng trường hoặc ngành cụ thể.

  3. Tốt nghiệp Đại học xếp loại như thế nào: Một số chương trình Cao học có yêu cầu về xếp loại của bằng tốt nghiệp Đại học.

  4. Hình thức Tốt nghiệp Đại học: Có thể có yêu cầu về hình thức tốt nghiệp Đại học, chẳng hạn như hình thức chính quy hoặc từ xa.

  5. Kinh nghiệm thực tế: Một số chương trình Cao học yêu cầu có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan.

  6. Các Chứng chỉ khác: Như GMAT, GRE và các chứng chỉ ngoại ngữ như IELTS 6.0 / B2 tiếng Đức

Đối với sinh viên Tốt nghiệp từ một trường Đại học ở Việt Nam, họ cũng sẽ cần thẩm tra APS (Analytical Proficiency Score).

Điều quan trọng cần nhớ là các yêu cầu này có thể thay đổi tùy theo từng chương trình Cao học và từng năm học. Sinh viên có thể cần phải làm bài kiểm tra bổ sung hoặc học bổ sung kiến thức thiếu sót.

3.4 Bảng tóm tắt về chương trình du học Đức

Đặc điểm Dự bị Đại học Thạc sĩ
Yêu cầu

– Tốt nghiệp THPT/đang là sinh viên

– IELTS 6.5/B1 tiếng Đức

– Tốt nghiệp THPT/ Đang là sinh viên

– Đã hoàn thành chương trình dự bị

– B2 tiếng Đức/ IELTS 6.5

– Tham dự kì thi đầu vào đại học (tùy trường)

– Tốt nghiệp đại học cùng chuyên ngành

– IELTS 6.5/B2 tiếng Đức

Học phí

– Miễn phí (tiếng Đức)

– 17.000 – 23.000 Euro/năm

(tiếng Anh)

– Miễn phí (tiếng Đức)

– 6.000 – 10.000 Euro/năm

(tiếng Anh)

Miễn phí (tiếng Đức)
Thời gian nộp hồ sơ Kỳ đông: tháng 7 – 4
Kỳ hè: tháng 1 hoặc cuối tháng 10
Kỳ đông: trước 15 tháng 1
Kỳ hè: trước 15 tháng 7
Kỳ đông: trước 15 tháng 1
Kỳ hè: trước 15 tháng 7
Thời gian học 1 năm 4 – 5 năm 2 năm

4. Thu Nhập Làm Thêm Tại Đức

4.1 Các công việc làm thêm tại Đức

Du học sinh tại Đức nếu có bảng điểm kì đầu tiên khá tốt và có hứng thú với chuyên ngành mình học thì có thể chọn những công việc ở trường hoặc viện mình đang theo học như xin đứng lớp trợ giảng cho các học sinh khóa dưới, trực phòng máy vi tính hay thư viện. Các công việc mà bạn có thể làm thêm tại trường: 

  1. Trợ Giảng: Sinh viên có thể làm trợ giảng cho các môn học trong trường hoặc các khóa học ngoại khóa.

  2. Hỗ Trợ Nghiên Cứu: Sinh viên có thể làm trợ lý nghiên cứu cho các giáo sư hoặc nhà khoa học tại trường. Công việc này giúp họ có cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng nghiên cứu.

  3. Công Việc Hành Chính: Sinh viên có thể làm các công việc hành chính tại các phòng ban của trường như tài chính, nhân sự, hoặc đào tạo.

Ngoài ra các bạn cũng có thể xin thực tập, làm bán thời gian tại các công ty có liên quan đến ngành mình học và muốn đi làm sau này. Đối với những bạn không may mắn xin được việc ở trường hay đơn giản bạn  muốn thay đổi môi trường làm thêm thì các bạn có thể chọn các việc không liên quan đến ngành học: như đưa thư, nhân viên bán ở shop quần áo, bồi bàn, làm thêm trong nhà máy băng chuyền, quầy ăn nhanh như Mc Donald, Burger King, KFC. Các bạn sinh viên cũng có thể tranh thủ làm công việc theo thời vụ như giúp người dân thu hoạch hoa quả (dâu tây, anh đào..) hoặc có thể làm thêm tổ chức sự kiện. Công việc làm thêm ở các sự kiện lớn đôi lúc cũng khá thú vị. Nếu bạn may mắn được tham gia các sự kiện lớn bạn sẽ được gặp trực tiếp những ca sĩ diễn viên nổi tiếng hay những gia đình tỉ phú ở đức hay đơn giản là một vận động viên thể thao yêu thích nào đó…

Một số công việc các bạn có thể tham khảo:

  1. Nhân Viên Phục Vụ: Công việc này thường có ở các nhà hàng, quán cà phê, quán bar và là một trong những công việc làm thêm phổ biến nhất tại Đức.

  2. Nhân Viên Bán Hàng: Sinh viên có thể tìm việc làm này ở các cửa hàng, siêu thị, và trung tâm thương mại.

  3. Nhân Viên Văn Phòng: Công việc này thường xuất hiện tại các công ty, tập đoàn, và tổ chức khác.

  4. Làm Gia Sư: Sinh viên có thể tìm được việc làm gia sư thông qua các trung tâm gia sư hoặc tự quảng cáo trên mạng xã hội.

  5. Trực Page, Quản Lý Fanpage: Sinh viên có thể tìm việc làm này thông qua các công ty, doanh nghiệp hoặc tự làm freelancer.

4.2 Thời gian được phép đi làm thêm tại Đức

Theo quy định của Đức, du học sinh Đức chỉ được làm thêm giờ không quá 120 ngày trong một năm. Sinh viên muốn đi làm thêm cần được sự cho phép của Agentur für Arbeit (Cơ quan Việc làm Liên bang) và Ausländerbehörde (Văn phòng Người nước ngoài). Việc bạn có được phép hay không tùy thuộc vào tình hình thị trường lao động: cơ hội tốt hơn ở những vùng có tỷ lệ thất nghiệp thấp.

Trong các ngày học, du học sinh chỉ được phép làm thêm tối đa 20 giờ mỗi tuần. Còn trong các ngày nghỉ, họ có thể làm thêm tối đa 40 giờ mỗi tuần. Điều này giúp đảm bảo rằng du học sinh vẫn có đủ thời gian cho việc học và nghiên cứu. Sinh viên năm nhất chỉ được phép làm thêm vào kỳ nghỉ, và những sinh viên đang học tiếng hoặc chưa bắt đầu học không được phép làm thêm.

Số giờ làm thêm cho du học sinh Đức khi học nghề còn phụ thuộc vào các chương trình thực hành tại các trung tâm đào tạo. Trung bình, một sinh viên du học nghề ở Đức được phép làm thêm 10 tiếng mỗi tuần. Sinh viên cũng cần phải báo cáo với người sử dụng lao động về việc làm thêm.

4.3 Cách tính thu nhập làm thêm tại Đức

Nếu thu nhập hàng tháng dưới 450 Euro, du học sinh sẽ không phải chịu thuế. Nhưng nếu thu nhập vượt quá con số này, họ sẽ phải đóng thuế theo quy định của pháp luật. Thuế thu nhập cá nhân ở Đức được tính dựa trên một thang lũy tiến, từ 14% đến 42%.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân ở Đức như sau:

Thuế = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất

Trong đó:

  • Thu nhập chịu thuế = Thu nhập từ công việc làm thêm – Miễn trừ thuế
  • Miễn trừ thuế = 9.408 Euro/năm
  • Thuế suất = Thang lũy tiến, từ 14% đến 42%

Mức lương tối thiểu ở Đức là 12,41 Euro/giờ từ ngày 01.01.2024, áp dụng cho tất cả các nhân viên, bao gồm cả du học sinh. Mức lương tối thiểu sẽ được tăng theo quy định của chính phủ Đức. Tuy nhiên, bạn có thể kiếm được bao nhiêu phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của bạn, ngành bạn đang làm việc và thị trường lao động khu vực. Ở các thành phố như Munich hay Hamburg, tiền lương theo giờ thường cao hơn, nhưng chi phí sinh hoạt cũng vậy. Đối với trợ lý học tập, trợ lý sản xuất trong ngành công nghiệp hoặc nhân viên dịch vụ tại các hội chợ thương mại, mức lương trung bình theo giờ thường cao hơn một chút so với mức lương tối thiểu.

 

5. Các Bước Chuẩn Bị Khi Muốn Du Học Đức

Trước khi các bạn muốn du học tại bất kì nước nào thì mình cũng nên tìm hiểu rõ ràng các bước chuẩn bị cho vấn đề du học, cũng như đưa ra một lộ trình đầy đủ rõ ràng và đầy đủ để khi bắt tay vào thực hiện các bạn sẽ tiến hành một cách nhanh chóng cũng như không bị thiếu sót và gặp sai lầm quá nhiều cho vấn đề đi du học. Với việc du học Đức các bạn cũng phải chuẩn bị những bước như sau:

  • Xác định rõ ràng về tinh thần cũng như đất nước mình muốn du học, thông tin về các vấn đề tài chính, cuộc sống du học Đức.
  • Tìm hiểu đầy đủ thông tin, điều kiện cần và đủ mà nước Đức yêu cầu trên tất cả các nguồn chính thống cũng như các trung tâm du học uy tín trên cả nước. Chọn trường và chọn nghành học.
  • Sau khi tìm hiểu đầy đủ các thông tin và đưa ra quyết tâm chinh phục hành trình du học Đức thì đưa ra các lộ trình đầy đủ và tiến hành thực hiện các bước đầu của quá trình như về giấy tờ và các chứng chỉ và kì thi có liên quan như: đỗ trình độ tiếng Đức B1 thuộc 1 trong 3 chửng chỉ là viện Goethe , Telc, hoặc ÖSD. Điều kiện đủ về chương trình học của hệ thống giáo dục Việt Nam như đã nêu trên, ngoài ra là hoàn thành đầy đủ các kì thì có liên quan đến du học  Đức như: Test AS, APS.
  • Sau đó khi hoàn thành đày đủ các hồ sơ, giấy tờ, chứng chỉ liên quan thì các bạn phải xin được giấy nhập học của một trường dự bị đại học hoặc giấy tham gia kì thi dự bị của một trường đại học ở bên Đức và lên kế hoạch tài chính.
  • Cuối cùng thì khi có đầy đủ các giấy tờ hồ sơ và thông tin cũng như điều kiện của du học Đức thì các bạn mới bắt đầu xin visa du học tại Đại Sứ Quán.
  • Sau khi có Visa và hoàn thành thành mọi thủ tục thì cưới cùng các bạn phải chuẩn bị cho bản thân mình một tinh thần kiên cường, một ý chí kiên định và mục tiêu rõ ràng để sau khi đặt chân đến Đức và trải qua những khó khăn mà các bạn không lường trước đước để có thể thực hiện được ước mơ của mình tốt nhất.
  • Ngoài ra để có thể thực hiện những lộ trình du học nhanh hơn thì các bạn có thể lựa chọn cho mình một trung tâm du học uy tín nhằm giúp các bạn rút ngắn thời gian chuẩn bị và làm giấy tờ hồ sơ một cách chuyên nghiệp hơn cũng như giúp các bạn tập trung thực hiện những điều kiện mà du học Đức yêu cầu.

8. Kỹ Năng Mềm Hữu Ích Khi Đi Du Học Đức

Đối với bất cứ bạn du học sinh nào chuẩn bị đặt chân đến một đất nước mới để thực hiện ước mơ học tập thì ngoài việc có một kiến thức chuyên môn bền vững, các bạn cũng cần phải trang bị cho bản thân mình thêm những kỹ năng mềm, nhằm giúp cho các bạn có một hành trang du học đầy đủ, cũng như để cho các bạn không bị bỡ ngỡ và có thể chủ động giải quyết khó khăn gặp phải một cách dễ dàng hơn tại đất nước mà mình đi đến.

Vậy nên dưới đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn những kỹ năng mà các bạn cần phải có trong hành trang du học này gồm những gì  nhé:

8.1. Kỹ Năng Giao Tiếp

Đây là kỹ năng mà bắt buộc ban nào cũng cần có trong hành trang du học của mình. Khi bạn đến một đất nước xa lạ so với đất nước mà mình đang sống thì việc có chủ động giao tiếp có những mối quan hệ và duy trì những mối quan hệ là vô cùng quan trong.

8.2. Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian

Việc quản lý thời gian trong cuộc sống cũng như đúng giờ đối với người Đức là vô cùng quan trong. Khi bạn biết quản lý thời gian một cách hợp lí giữa học và làm thì cuộc sống xung quanh bạn sẽ trở nên cân bằng và trở nên dễ dàng hơn.

Đây là kỹ năng mà không chỉ giúp bạn thành công trong học tập mà còn giúp bạn thành công trong công việc và cuộc sống sau này. Vậy nên hãy hình thành thói quen quản lý thời gian ngay bây giờ vì nó sẽ giúp bạn rất nhiều thứ trong cuộc sống này nhé.

8.3. Kỹ Năng Tự Chăm Sóc Bản Thân

Đối với bất kì bạn nào khi bắt đầu đặt chân đến một vùng đất mới để chinh phục mơ ước của mình, thì bao giờ cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề và tự bản thân phải giải quyết với mọi vấn đề cũng như tự độc lập giải quyết, chăm sóc bản thân từ những việc nhỏ nhất.

Nếu các bạn không biết tự chăm sóc bản thân ngay từ đầu thì việc bạn đối mặt với nhiều vấn đề như ăn uống, sức khỏe hay ngay cả vấn đề về  dọn dẹp bạn cũng sẽ cảm thấy  khó khăn ngay từ đầu. Rèn luyện việc độc lập , biết chăm sóc bản thân thì mọi việc khi bạn sống ở một đất nước mới trở nên dễ dàng hơn, cũng như giúp bạn trưởng thành hơn rất là nhiều.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

Giải đáp thắc mắc về du học nhật bản miễn phí
Hỗ trợ trực tuyến
GIÁM ĐỐC MIỀN BẮC
Hỗ trợ trực tuyến
PHỤ TRÁCH MIỀN BẮC
Hỗ trợ trực tuyến
GIÁM ĐỐC MIỀN NAM
Đăng ký nhận thông tin du học Nhật Bản

Thông tin du học Nhật Bản sẽ được gửi qua email . Chú ý điền địa chỉ Email chính xác